Chỉ Số TDS Quyết Định Sự Sống Của Tép

Hướng Dẫn Chăm Sóc

Theo các chuyên gia thủy sinh, TDS cho hồ tép thấp nhất từ 50-100ppm và tối đa không được vượt quá 250ppm. Khi chỉ số này thấp hơn hoặc vượt ngưỡng sẽ gây ra những hậu quả nào cho tép?
TDS trong hồ tép nên được điều chỉnh thường xuyên về mức quy định. Nếu thấp hoặc cao hơn ngưỡng này có thể làm ảnh hưởng đến việc lên màu của tép, nguy hiểm hơn có thể đe dọa sự sống của tép. Vậy TDS nuôi tép bao nhiêu là hợp lý?

TDS cho hồ tép ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của tép?
Nếu nước trong hồ tép có chỉ số TDS thấp sẽ xảy ra tình trạng vỏ tôm trong quá trình nuôi có hiện tượng nhạt nhạt, trong trong và vỏ mềm, tôm không búng khỏe. Ngoài ra, sau khi lột vỏ rất lâu sau mới cứng lại. Thậm chí sau 1-2 ngày lột vỏ tôm lăn ra chết. Hoặc tình trạng hở cổ muốn lột mà hở hoài không lột rồi chết luôn không lột nổi.

Ngược lại khi TDS nuôi tép dư thừa, bạn sẽ thấy nhìn thấy tép ăn nhiều nhưng không thấy tép lột vỏ, sét vỏ luôn,….ngoài ra, bạn còn nhìn thấy tép bị hở cổ, để lâu thấy tép lăn ra chết.

Khi chỉ số TDS hồ tép tăng sẽ là khiến cho quá trình lột vỏ, thay vỏ của tép diễn ra chậm hơn, tép lên màu không đẹp. Nguy hiểm hơn nếu chỉ số TDS tăng cao trong nhiều ngày mà không có hướng khắc phục có thể dẫn đến tình trạng tép chết hàng loạt.

Xem Thêm Bài Viết  Tép Blue Bolt – Tép Ong Tép Lạnh

Tiêu chuẩn TDS hồ tép là bao nhiêu?
TDS chính là tổng hàm lượng các chất rắn hòa tan. Nó thể hiện các ion, anion có trong hồ tép. Thực tế, TDS không nói lên nhiều điều, bạn không thể biết là TDS đó có phù hợp hay không nếu bạn không kiểm soát nguồn nước đầu vào và không sử dụng khoáng chuyên dụng.

Để xác định chính xác hàm lượng ion kim loại có trong nước hồ tép thì bạn nên kết hợp với độ dẫn điện.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sinh cho biết: Tiêu chuấn TDS nuôi tép tối đa là 250ppm và thấp nhất dao động từ 50-100ppm. Khi bạn duy trì được nồng độ này trong bể tép sẽ là cơ sở để tép sinh trưởng, sinh sản và phát triển tốt. Hơn nữa, TDS trong bể tép cũng là tiền đề giúp tép lột vỏ và biến màu đẹp lung linh như ý muốn.

Ngoài quan tâm đến chỉ số TDS cho hồ tép, bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ cho chúng. Những dòng tép cảnh đều ưa nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên dòng tép màu có thể sống và sinh sản ở nhiệt độ từ 16 đến 29.

Chỉ số pH trong hồ tép cũng nên được cân bằng trong khoảng từ 6,5-7,5 là hợp lý (chịu tối đa đến 8,5 như tép đỏ RC).

TDS cho tép màu cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng duy định luôn là vấn đề khiến nhiều tay thợ mới chơi tép hoặc ngay cả những thợ đã chơi thủy sinh lâu ngày cũng gặp khó khăn trong hướng giải quyết. Vậy làm thế nào để đưa chỉ số TDS trong hồ tép về ngưỡng an toàn.

Xem Thêm Bài Viết  Phương pháp gây màu nước trong ao nuôi ốc bươu – ốc nhồi

Để tăng TDS trong hồ tép, bạn nên sử dụng khoáng. Khoáng giúp tép lột vỏ nhanh và làm dày vỏ cũng như tạo màu sắc đẹp cho tép. Canxi và Magie là 2 khoáng chất cần thiết cho vỏ tép. Ngoài ra, tép còn cần một số chất khác như: Na, Fe, Zn, B… để có thể sống và phát triển tốt.

Bạn có thể sử dụng một số khoáng chất như: Mosura mineral plus ultra, Salty shrimp gH+, Borneowild gH+…Với tần suất thay nước 1 lần/ tuần, bạn có thể sử dụng khoáng chất trong 3-6 tháng. Những khoáng chất này khi được cho thêm vào hồ tép sẽ là cách để bạn tăng TDS. Thường xuyên kiểm tra TDS để cung cấp đủ lượng khoáng chất cần thiết.

Ngoài ra, nếu bạn đo chỉ số TDS nuôi tép mà cao hơn 250ppm, lúc này hãy tiến hành giảmTDS trong hồ tép bằng cách thay nước thường xuyên để xử lý phần phân của tép, lượng thức ăn thừa còn xót lại trong hồ.

Ngoài ra, bạn cũng nên giảm bớt lượng thức ăn và khoáng chất bổ sung hàng ngày cho tép. Rong rêu trong hồ tép cũng là nguyên nhân khiến TDS trong hồ tép cao cũng nên được xử lý.

Để biết thêm chỉ số TDS cho từng loại tép, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

Red Bee (Tép ong đỏ) 80 – 100
Black Bee (Tép ong đen) 80 – 100
Blue Bee (Tép ong xanh) 80 – 120
Princess Bee (Tép ong huế) 80 – 120
Golden (Tép ong trắng) 80 – 100
Pure Red Line 80 – 100
King Kong 80 – 100
Panda 80 – 100
Wine Red 80 – 100
Red Ruby 80 – 100
Blue Bolt 80 – 100
Tiger 80 – 100
Blue Tiger 100 – 180
Black Tiger 100 – 180
Red Tiger 100 – 180
Red Cherry (Tép Táo Đỏ) 80 – 200
Yellow (Tép Vàng) 80 – 200
Black Cherry (Tép Táo Đen) 80 – 200
Amano (Tép Yamato) 160 – 200
Snowball (White Pearl) 100 – 200
Blue Pearl Snowball 100 – 200
Glass (Ghost Shrimp) 120 – 180
Red Rili 80 – 200
Orange Rili 80 – 200
Yellow Rili 80 – 200
Cardinal (Sulawesi) 90 – 140

Cách xác định chỉ số TDS hồ tép nhanh, chính xác
Để việc lột vỏ, lên màu, sinh sản và sinh trưởng của tép thuận lợi, bạn nên duy trì chỉ số TDS ở mức hợp lý nhất.

Xem Thêm Bài Viết  Ốc Sulawesi Ruột Vàng – Sulawesi Snail

Phương pháp xác định chỉ số TDS cho tép màu nhanh và chính xác nhất là sử dụng máy đo TDS trong nước. Máy được thiết kế nhỏ gọn dạng cầm tay nên có tính linh hoạt cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *