Các yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi Ốc Bươu Đen – Ốc Nhồi

Hướng Dẫn Chăm Sóc

Bài viết tổng hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng và cách xây dựng một chế độ ăn giúp Ốc Bươu Đen tăng trọng tốt. Nếu ao Ốc của bà con đang bị tình trạng chết rải rác, hãy kiểm tra lần lượt các yếu tố sau. Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi Ốc nói riêng, môi trường nuôi là yếu tố quyết định hàng đầu của sự thành công. Nếu kiểm soát các yếu tố môi trường tốt thì hầu như không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh và không phải lúc nào Ốc chết cũng do bệnh.

1. Nhiệt độ:

  • Ngưỡng nhiệt độ tối ưu cho quá trình phát triển của Ốc Bươu Đen là 20oC – 32oC. Ngoài nhiệt độ này chúng sẽ giảm ăn, gây giảm trọng. Đối với các tỉnh miền Bắc khi nhiệt độ lạnh <10oC có thể gây chết.
  • Cần đo nhiệt độ ao nuôi vào 2 thời điểm: 7h sáng và 14h chiều hằng ngày để kịp thời điều chỉnh.
  • Nhiệt độ tham khảo 7h ( 26,5oC), chiều 14h ( 31oC).

Cách giảm nhiệt độ bằng hệ thống phun sương tự động.

2. Mật độ Oxy hòa tan:

Mật độ Oxy hòa tan tốt cho ao nuôi: 4,62 mgO2/L

  • Dùng máy đo mật độ Oxy hòa tan: phương pháp này cho kết quả khá chính xác vì sử dụng phương tiện đo nhưng khá tốn kém do giá thành của thiết bị cao.( Giá thị trường dao động từ 3.000.000đ – 10.000.000đ tùy loại máy)
  • Dùng bộ kiểm tra của SERA: phương pháp này cho kết quả tương đối vì test bằng chỉ thị màu. Giá cả của phương pháp này khá hợp lý. (Giá thị trường <200.000đ/60 lần kiểm tra)

Thang màu đo SERA mật độ Oxy hòa tan

Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp kiểm tra nhưng chúng tôi không đề cập trong bài viết này vì không có tính ứng dụng thực tiễn.

Cách tăng mật độ Oxy hòa tan:

  • Sử dụng máy sục khí.
  • Sử dụng Oxy viên nén.
  • Phủ các giá thể như bèo cái, bèo hoa dâu, bèo cám….
  • Che chắn và phun sương những ngày nắng nóng => Nhiệt độ cao sẽ làm giảm lượng Oxy hòa tan trong ao.

3. Chỉ số độ pH trong ao nuôi Ốc Bươu Đen

Độ pH (Độ kiềm hay độ axit). Chỉ số pH quyết định rất lớn khả năng phát triển của Ốc Bươu Đen.

Thang màu đo SERA độ pH

  • Ngưỡng pH tối ưu nhất là pH = 8. Có thể xác định pH bằng các phương pháp: Giấy quỳ (rẻ, độ chính xác tương đối), bút đo pH ( giá trung bình, độ chính xác khá cao), máy đo pH (giá thành cao, độ chính xác cao). Ngoài ra có thể sử dụng bộ kiểm tra SERA để kiểm tra nhanh pH.( Giá thành < 150.000đ/100 lần kiểm tra).
  • Chu kỳ kiểm tra pH: 15 ngày/ lần.
  • Đối với ao Ốc cần che chắn nước mưa, vì nếu để nước mưa vào ao Ốc sẽ làm giảm pH. Việc thay đổi môi trường đột ngột sẽ làm chúng giảm ăn và có thể gây chết. Bên cạnh đó cũng gây nhiễm khuẩn làm sưng vòi.
  • Nếu pH không đạt (quá cao hoặc quá thấp):
Xem Thêm Bài Viết  Kỹ Thuật Nuôi Tép Cảnh Cho Người Mới

Trường hợp pH cao >8 (Cần giảm pH): có 2 cách giảm pH trong nước ao nuôi:

  • Để giảm độ pH của nước thì dùng gỉ đường. Ngâm gỉ đường với men vi sinh rồi tạt khắp ao. Đường chuyển hóa thành CO2, làm giảm độ pH. Nếu ao có nhiều tảo thì nên kết hợp diệt tảo bằng nano bạc( trường hợp tảo chưa nở, nếu tảo đã nở thì nano bạc không có tác dụng).
  • Cũng có thể dùng axit citric (axit hữu cơ nên không ảnh hưởng vật nuôi), pha với nước để tạt. Tuy nhiên, cần tính lượng axit vừa đủ. Để giảm pH từ 10 – 8 thì cần 1g axitcitric/1000 m3 (15 g/ha, nước sâu 1,5 m).

Trường hợp pH <8 (Cần tăng pH): Có 2 cách để tăng pH trong ao nuôi:

  • Sử dụng bột đá Dolomite (CaMg(CO3)2 để tăng pH. Không nên dùng vôi  Ca(OH)2 và CaO vì sẽ gây tăng pH đột ngột dẫn đến sốc.
  • Sử dụng muối Natri Cacbonat (soda).

Lưu ý: trước khi tạt xuống ao cần được khuấy kỹ để bột đá hoặc soda hòa với nước.

4. Chỉ số khí độc NOtrong nuôi Ốc Bươu Đen

Chỉ số khí độc trong ao nên duy trì ở mức: 0,55 – 0,61 mg/L

  • Một chỉ số quan trọng không kém trong môi trường ao nuôi vì khí độc trong ao nuôi ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Ốc.
  • Cách kiểm tra: sử dụng bộ kiểm tra SERA ( Giá thành 150.000đ/75 lần kiểm tra)
  • Chu kỳ kiểm tra NO2: 15 ngày/ lần.

Cách giảm hàm lượng khí độc trong ao: nguồn cơn của khí độc là do vi khuẩn ăn chất dinh dưỡng trong đáy ao và thải ra khí độc (chất thải của vi khuẩn).

  • Tránh cho ăn quá nhiều gây dư thừa thức ăn trong ao, thức ăn dư thừa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Vớt đáy ao hoặc xả đáy 20 – 30% nước định kỳ.
  • Sục khí tăng lượng Oxy hòa tan => Oxy hòa tan giúp làm giảm khí độc NH3 và NO2 trong ao.
  • Diệt khuẩn định kỳ.

Thang màu đo SERA hàm lượng khí độc NO2

5. Hàm lượng vi khuẩn trong ao Ốc bươu đen:

  • Cần kiểm soát vi khuẩn trong ao nuôi Ốc bươu đen vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở Ốc nhiều nhất. Đặc biệt là bệnh sưng vòi, bơi nghiêng, bò lên bờ, thủng vỏ( khi ốc thiếu khoáng thủng vỏ, vi khuẩn cũng theo đó mà xâm nhập vào).
  • Tuy nhiên chỉ số vi khuẩn lại khó kiểm soát vì cần gửi mẫu đến những trung tâm phân tích mới có thể xác định được chính xác.
Xem Thêm Bài Viết  Vai Trò Của Thời Gian Trong Sự Thắng Tiền Thực Tế Trực Tuyến: Có Phải Có Một Thời Gian Tối Ưu Để Chơi?

6. Chỉ số kiềm khoáng (CaCO3):

  • Nồng độ kiềm khoáng ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của Ốc Bươu Đen. Ngưỡng phát triển tốt nhất 78.6 ± 2,6 mg/L (nếu dùng khoáng Dolomite: 225g/ m3 cho lần đầu, bổ sung 10g/ m3/ 7 ngày). Lượng khoáng bổ sung trong thức ăn là 5% trên tổng lượng thức ăn khô.
  • Có thể sử dụng bộ kiểm tra Canxi SERA để xác định hàm lượng Canxi trong nước.
  • Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại Vitamin cho Ốc. Có thể sử dụng Vitamin dùng cho tôm.

Khi tăng độ kiềm người nuôi cần lưu ý. Tránh tăng đột ngột một lần, chỉ nên tăng mỗi lần 10 ppm sau đó lặp lại nhiều lần để đạt độ kiềm mong muốn.

7. Mật độ nuôi Ốc Bươu Đen:

Để tận dụng tối đa hiệu quả của hệ thống nuôi, người nuôi bắt buộc phải nâng cao mật độ, điều này đồng nghĩa với việc thu hẹp không gian sống và cạnh tranh thức ăn dẫn đến giảm sự tăng trưởng. Làm tăng chi phí thức ăn. Vậy câu hỏi đặt ra là nuôi mật độ như thế nào là phù hợp?

  • Đối với ao có mực nước từ 50cm – 120cm (5 tấc – 12 tấc) thả 80 – 120 con/m
  • Đối với ao có mực nước từ 1m5 – 1m8 đáp ứng đầy đủ các yếu tố và có bổ sung thức ăn khô, nên thả mật độ 120 – 150 con/m2.

Tỉ lệ sống có tỉ lệ nghịch với mật độ Ốc (Mật độ càng cao tỉ lệ sống càng thấp). Theo một nghiên cứu trong cùng một điều kiện về tỉ lệ sống của Ốc (Mật độ 50 con/m2 (77,4%), 100 con/ m2 (75,6%), 150 con/ m2 (73,8%), 200 con/ m2 (68,5%)).

Đôi khi Ốc sẽ chết (nhưng không đáng kể) vì không có mô hình nuôi nào đạt tỉ lệ sống 100%. Do đó khi Ốc chết người nuôi không nên quá hoang mang mà nên kiểm tra từng chỉ số được nêu trong bài để đánh giá tổng thể tình trạng ao nuôi.

8. Nguồn thức ăn của ốc bươu đen

Khẩu phần ăn nên có 50% thức ăn xanh + 50% thức ăn khô

Thức ăn cho ốc bươu đen có rất nhiều trong tự nhiên: bèo lục bình, bèo tây, rau muống, lá sắn,…các loại cây thân mềm. Để có thể tăng trọng nhanh người nuôi cũng có thể kết hợp thêm bột cám ngô, cám gạo tuy nhiên nếu Ốc còn nhỏ không nên cho ăn ngũ cốc vì đường ruột còn yếu dẫn đến khó tiêu.

Xem Thêm Bài Viết  Tép Đỏ SRC – Tép Super Red Cherry

Bạn có thể xây dựng chế độ ăn cho Ốc bươu đen theo bảng thành phần tham khảo sau:

BẢNG THỨC ĂN ĐƯỢC TÍNH TRÊN 1KG THỨC ĂN KHÔ

Thành phần nguyên liệu Khối lượng
Bột cá 170g
Bánh dầu đậu nành 285g
Bột khoai mì 430g
Dầu thực vật 10g
Vitamin, khoáng đa vi lượng (loại cho tôm) 30g
Chất kết dính thức ăn CMC 30g
Khoáng Canxi (5%) 40g
Nano Bạc FIN+ 1000ppm 5g

Để Ốc bươu đen tăng trọng tốt nên bổ sung 50% thức ăn xanh + 50% thức ăn khô theo. Nếu chỉ cho 100% thức ăn tự nhiên Ốc sẽ không đạt được cân nặng như mong muốn. Vì trong khẩu phần ăn thiếu đi 2 thành phần thiết yếu cho sự tăng trọng là protein (bột cá) và khoáng (Canxi).

  • Cách trộn thức ăn viên:

Cân nguyên liệu theo tỉ lệ, hỗn hợp bột cá, bột khoai mì, vitamin, khoáng và kết dính cho vào trước và trộn đều (trộn khô), sau khi bột đậu nành hấp chín để nguội lại (còn 40 – 50oC) trộn vào nguyên liệu khô cùng với dầu nành và lượng nước vừa đủ (trộn ướt), ép thành viên. Sấy khô ở nhiệt độ 60oC và được bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh.

Ngoài ra nếu khó khăn trong việc trộn các thành phần nguyên liệu có thể sử dụng thức ăn công nghiệp Proconco (loại dùng cho cá).

Phải sử dụng thức ăn cho cá vì cá và ốc có cùng đặc tính là ăn tầng mặt, nên thức ăn cho vật nuôi này thường nhẹ và nổi trên mặt nước. Tuyệt đối không dùng thức ăn cho tôm vì tôm ăn tầng đáy nên thức ăn thường sẽ chìm xuống, ốc không ăn được gây lãng phí và mau dơ nước.

9. Thời gian cho ăn dựa vào tập tính của Ốc Bươu Đen

Mỗi ngày nên cho Ốc ăn vào 2 thời điểm:

  • Vào lúc 7h sáng (cho ăn 30 – 40%) lượng thức ăn trong ngày.
  • Vào lúc 17h chiều (cho ăn 60 – 70%) lượng thức ăn trong ngày.

Thức ăn khô được rải xung quanh rễ lục bình, thức ăn xanh được rải ở những nơi không có lục bình phân bố.

Thức ăn khô được cho ăn trước 30 phút.

10. Đối với nuôi Ốc sinh sản:

Hàm lượng canxi trong nuôi Ốc Bươu Đen sinh sản là vô cùng quan trọng. Trung bình mỗi con Ốc Bươu Đen sau khi đẻ sẽ mất đi 20% lượng canxi của chúng – hầu hết được lấy từ gan và vỏ của con cái, vì vậy nhu cầu về canxi của Ốc cái sinh sản khá lớn. Theo một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của canxi trong khối lượng, số lượng và kích thước trứng Ốc cho thấy ở nồng độ bổ sung canxi 5% bằng thức ăn viên cho số lượng tổ trứng cao nhất và tỉ lệ nở lên đến 86%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *